Tin mới nhất

Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ chủ động đề ra nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức

Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Tỉnh ủy, trực tiếp là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng bộ tỉnh. Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy có 02 phòng Nghiệp vụ và 01 Phòng Tổng hợp với 23 cán bộ, công chức, nhân viên; đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đều có lập trường tư tưởng vững vàng, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức rèn luyện, có tinh thần đoàn kết, phấn đấu thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phần lớn cán bộ, công chức, nhân viên đều được đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn  theo quy định và yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới. Tập thể lãnh đạo cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thường xuyên phối hợp với Chi ủy, Chi bộ tổ chức quán triệt, triển khai kịp thời, đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quan tâm tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác. Hàng tháng, các phòng Tổng hợp, phòng Nghiệp vụ và cơ quan duy trì tổ chức họp để đánh giá, phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao cho từng phòng, từng cá nhân để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, nhắc nhở đối với công việc chưa hoàn thành, tiến độ còn chậm, chưa đạt yêu cầu, nên chất lượng, hiệu quả công việc và lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan có chuyển biến tích cực hơn. Hàng năm, cán bộ, công chức cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy luôn phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, không có trường hợp vi phạm kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ; chưa phát hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm không dám làm của cán bộ, đảng viên, công chức cơ quan.

Mặc dù chưa phát hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm không dám làm của cán bộ, đảng viên, công chức, nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ, cơ quan, công đoàn phân công, một số ít đảng viên, công chức cơ quan có đôi lúc còn có biểu hiện lề lối làm việc chưa khoa học, chưa thường xuyên đầu tư nghiên cứu chuyên sâu một số lĩnh vực để nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Nguyên nhân của biểu hiện là do năng lực nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt, phát hiện vấn đề nảy sinh và đề xuất, tham mưu các biện pháp giải quyết của một số đảng viên, công chức có lúc chưa chủ động, còn hạn chế; khối lượng công việc nhiều, yêu cầu về tiến độ, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, tạo nên áp lực rất lớn cho cán bộ, công chức.

Tuy chưa phát hiện tình trạng trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ chịu trách nhiệm, không dám làm trong đội ngũ đảng viên, công chức, nhưng Cơ quan Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ đã chủ động đề ra nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

Một là, tập trung chỉ đạo rà soát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ phát sinh được giao, nhất là các tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, xây dựng kế hoạch, biện pháp để khắc phục các hạn chế. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của đảng viên, công chức; đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh các biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chất lượng đối với cán bộ, đảng viên, công chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện đúng, nghiêm túc, kịp thời các quy định về công tác thi đua khen thưởng, kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, thực chất việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng công chức và tập thể.

Hai là, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đảng viên, công chức trong việc chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức. Tăng cường việc đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, điều hành, chủ động, sáng tạo trong tổ chức triển khai nhiệm vụ.

Ba là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho công chức theo hướng thiết thực, hiệu quả./.


Các tin khác