Tin mới nhất

CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CỦA CHI BỘ, CƠ QUAN ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY CẦN LÀM GÌ ĐỂ THỂ HIỆN VĂN HÓA TRONG THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Tư tưởng, đạo đức, lối sống là cốt lõi của văn hóa. Xây dựng văn hóa kiểm tra là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp trong triển khai tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Việc xây dựng văn hóa kiểm tra phải thường xuyên gắn chặt với việc hình thành nhân cách đội ngũ cán bộ kiểm tra. 

Tiêu chuẩn đầu tiên trong nhân cách người cán bộ kiểm tra đó là đức. “Đức” là phẩm chất cốt lõi của người cán bộ, đảng viên nói chung và người cán bộ kiểm tra đảng nói riêng. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đức là nền tảng, là sức mạnh của người cách mạng, là cái gốc của cây, là ngọn nguồn của sông nước.

Còn đối với cán bộ kiểm tra của Đảng, đức được hiểu là lòng trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động, ngả nghiêng trước mọi cám dỗ vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Đồng thời, phải có “tâm” trong sáng với nghề; kiên quyết, kiên trì đấu tranh loại bỏ những cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng có hành vi tham ô, lãng phí, quan liêu, tham nhũng; khi xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật đảng viên, tổ chức đảng phải bảo đảm tính công minh, chính xác, kịp thời, thấu tình, đạt lý; ứng xử có văn hóa; tôn trọng sinh mệnh chính trị của người cán bộ, đảng viên và giữ uy tín tổ chức đảng.

Về “Tài” được hiểu là trí tuệ, kiến thức, năng lực, khả năng ứng biến của con người được thể hiện tốt trong một lĩnh vực, công việc nào đó của xã hội. Đối với người cán bộ kiểm tra, tài được hiểu là những người nắm chắc những chủ trương, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, phương pháp cơ bản tiến hành công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; thực hiện phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục thi hành kỷ luật Đảng linh hoạt, sáng tạo; hiểu biết rộng nhiều lĩnh vực, nhưng phải tinh thông nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng. Tài của người cán bộ kiểm tra thể hiện việc nắm bắt tốt diễn biến tâm lý của đối tượng được kiểm tra, giám sát; có tư duy khoa học, logic, khả năng tổng hợp, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác, kịp thời đề xuất những biện pháp, giải pháp và tìm ra nguyên nhân khuyết điểm, vướng mắc trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.

“Đức” và “Tài” là hai tiêu chuẩn quan trọng không thể thiếu của người cán bộ ngành kiểm tra hiện nay. Do vậy, việc xây dựng hai tiêu chuẩn này trong nhân cách người cán bộ ngành kiểm tra Đảng là nền tảng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của Đảng.

Để thể hiện văn hóa trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ, đảng viên của chi bộ, cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ cần phải:

- Luôn tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ; tự cập nhật thông tin, nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để nắm vững và vận dụng trong thực tế.

- Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học; định rõ thời gian thực hiện, hoàn thành; thực hiện công tác đúng thời gian quy định; nói đi đôi với làm, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Luôn sống lành mạnh, trung thực, khách quan; tận tụy trong công việc; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan; đoàn kết, thống nhất với cán bộ, đảng viên trong cơ quan, tổ chức đảng và nhân dân; giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong cơ quan.

- Mọi công việc được giải quyết trên cơ sở dân chủ, công khai, minh bạch, rõ ràng; tôn trọng, tiếp thu ý kiến của đối tượng kiểm tra; luôn lắng nghe ý kiến xây dựng của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Thật thà, thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình; nêu cao tinh thần trách nhiệm và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.


Các tin khác

News_TinMoiNhat